Giới thiệu

Các bạn đã từng dùng món bánh gạo giòn chưa nào? Bánh gạo là một món ăn rất quen thuộc đối với giới trẻ hiện nay. Hương vị thơm ngon, giòn rụm thực sự khiến bạn ăn một lần rồi sẽ khó quên được. Để sản xuất bánh gạo phải trải qua rất nhiều công đoạn, nếu chỉ áp dụng các phương thức truyền thống thủ công hoặc sử dụng máy móc lạc hậu để sản xuất thì sẽ không đủ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, chưa kể đến việc sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và đặc biệt tốn rất nhiều chi phí nhân công mới tạo ra được sản phẩm.

Hiện nay bánh gạo được sản xuất trong các nhà máy lớn rất nhiều. Các công đoạn và quá trình sản xuất diễn ra như thế nào? Các bạn hãy cùng IFOOD tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé

dây chuyền sản xuất bánh gạo

Các công đoạn và thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất bánh gạo

Công đoạn ngâm- nghiền

Ngay sau khi ngâm, gạo lập tức được đưa vào máy xay bột- nước để nghiền mịn, độ mịn của bột gạo ở giai đoạn này sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng thành phẩm bánh. Chính vì vậy, chất lượng bột gạo sau nghiền phải được giám sát và kiểm soát chặt chẽ.

Khi nguyên liệu đi vào thân máy, động cơ sẽ quay với tốc độ cao theo chiều kim đồng hồ để hút các nguyên liệu rắn. Cánh quạt sẽ làm nguyên liệu nát thành bột và lượng nguyên liệu chảy xuống tuy thuộc vào van điều chỉnh số. Ngoài ra, hê thống được lắp tiện lợi, dễ dàng vệ sinh mà không cần tháo dỡ bất kỳ thiết bị nào trong quá trình khử trùng và làm sạch. Van đóng còn có tác dụng giữ cho nhiệt độ bên trong thùng chứa đạt nhiệt độ chuẩn là 40oC.

Công đoạn hấp trộn

Bột gạo sau khi nghiền được đưa vào nồi hấp tự động với thời gian vừa đủ. Tất cả các quá trình sản xuất đều được tự động hóa bằng máy móc nên đòi hỏi phải trải qua một quá trình nghiên cứu, thử nghiệm rất nhiều lần mới có thể chuẩn hóa được thời gian và nhiệt độ thích hợp nhất để đảm bảo chất lượng bánh thành phẩm được tốt nhất.

Công đoạn đùn – định hình

Bột gạo sau hấp được làm nguội bằng cách cho khối bột đi qua những bồn nước sạch và các máy đùn để tạo khối. Bảo đảm các phôi bánh đồng đều về kích thước, hình dạng và khối lượng.

dây chuyền sản xuất bánh gạo

Công đoạn sấy

Phôi bánh sau định hình được đưa qua hệ thống sấy hiện đại được hiệu chỉnh với nhiệt độ và thời gian thích hợp. Giai đoạn này rất quan trọng, nếu không có sự tính toán kỹ lưỡng sẽ làm cho mẻ bánh bị khô, trương nở không hoàn toàn, ảnh hưởng đến các công đoạn sau.

Thiết bị sấy hầm sử dụng nguồn nhiệt hơi nước để gia nhiệt cho không khí làm tác nhân sấy có độ ổn định cao, giữ được màu sắc và chất lượng sản phẩm sau khi sấy. Toàn bộ hệ thống sử dụng các thiết bị điện hiện đại nên linh hoạt trong điều chỉnh nhiệt độ và tiết kiệm năng lượng.

Công đoạn nướng

Lò nướng sử dụng điện là thiết bị nướng liên tục, có hệ điều khiển và vận hành dựa trên các thông số được cài đặt sẵn. Chế độ gia nhiệt ổn định, thích hợp với mọi yêu cầu về thời gian và nhiệt độ nướng khác nhau.

Phun gia vị- phun đường

Toàn bộ mẻ bánh được đi qua một thiết bị công nghệ mới để phun gia vị đã được kiểm duyệt đạt chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bộ phận máy được chế tạo bằng thép không gỉ 304 và đầu phun 316, có thể đùng phun nóng các loại gia vị có độ sệt, độ sánh cao.

Đóng gói- dán nhãn hoàn thiện sản phẩm

Bánh “ra lò” ngay lập tức được kiểm tra thành phẩm, đóng gói, in nhãn và hoàn thiện sản phẩm.

Quá trình sản xuất bánh gạo trong các nhà máy lớn cũng tương tự như phương pháp sản xuất bánh gạo thủ công mà chúng ta thường thấy. Nhờ hệ thống máy móc hiện đại mà mỗi ngày có thể sản xuất ra hàng nghìn cái bánh gạo. Ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong những quy trình sản xuất thủ công giúp tăng năng suất, giảm thiểu nguồn nhân công rất nhiều. Mong rằng bài viết sẽ trang bị cho bạn một ít kiến thức quý báu. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của IFOOD các bạn nhé!

Facebook
Twitter
Pinterest