Giới thiệu

Bánh mì là món ăn quen thuộc với người Việt và đã trở thành một trong những món ăn đường phố nổi tiếng. Bánh mì là món ăn phổ biến có từ thời Pháp thuộc, sự kết hợp giữa ẩm thực phương Tây và phương Đông đã tạo nên nét đặc trưng rất riêng của món ăn này. Bánh mì thường được sản xuất theo phương pháp thủ công, quy mô nhỏ và được bày bán khắp các nẻo đường phố. Vậy trong các nhà máy lớn thì bánh mì được sản xuất như thế nào? Các  bạn hãy cùng IFOOD tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Quy trình sản xuất bánh mì

dây chuyền sản xuất bánh mì

Thiết bị sử dụng trong sản xuất bánh mì

  • Máy trộn bột mỳ : Chuyên dùng để trộn bột, trứng trong quá trình làm bánh ngọt, bánh bông lan, bánh gato,…Máy có vỏ được làm inox chống hao mòn, chống rỉ sét và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn. Bề mặt inox cũng giúp quá trình vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.
  • Máy chia bột: Ưu điểm nổi bật của máy chia bột là tốc độ cao, chỉ trong vòng 10s đã cho ra một mẻ. Hệ thống dao cắt phía trên với quy luật xoay vòng đã tạo ra những khối bột nhỏ với kích thước bằng nhau tuyệt đối.
  • Máy định hình bánh mỳ: Bột mì sau khi chia đều sẽ chuyển qua máy se bột để làm bột mịn và cán dẻo. Với nhu cầu kinh doanh bán lẻ hoặc sản xuất ở quy mô công nghiệp thì máy se bột là một phần thiết yếu giúp nâng cao năng suất và giải phóng sức lao động.
  • Máy nướng bánh kết hợp tủ ủ bột: Tích hợp 2 tính năng trong cùng một thiết bị giúp tiết kiệm không gian nhà xưởng và công sức nhân công. Máy ủ có tác dụng tạo điều kiện nhiệt độ môi trường kích nở cao để bột mì có thể nhanh nở phồng đều và đẹp hơn, bên cạnh đó kết hợp với hệ thống dẫn gió được thiết kế dạng lưới đều khắp khoang giúp bánh chín đều mà không cần theo dõi và chính hướng gió như các thiết bị thông thường khác.

Video mô tả quy trình sản xuất bánh mỳ

 

Quá trình sản xuất bánh mì trong các nhà máy lớn cũng tương tự như phương pháp sản xuất bánh mì thủ công mà chúng ta thường thấy. Nhờ hệ thống máy móc hiện đại mà mỗi ngày có thể sản xuất ra hàng nghìn ổ bánh mì. Ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong những quy trình sản xuất thủ công giúp tăng năng suất, giảm thiểu nguồn nhân công rất nhiều. Mong rằng bài viết sẽ trang bị cho bạn một ít kiến thức quý báu. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của IFOOD các bạn nhé!

Facebook
Twitter
Pinterest