Có thể nói việc bố trí thiết bị là một trong những giai ñoạn quan trọng nhất của quá trình thiết kế. Nó ñòi hỏi phải có nhiều tích luỹ thực tế, kiến thức lý thuyết và có nhiều sáng tạo. Bố trí hợp lý sẽ tạo ra năng suất, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng tối đa các nguồn lực vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu bố trí không hợp lý có thể làm tăng chi phí, thời gian di chuyển kéo dài,… làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu phải sắp xếp bố trí lại mặt bằng sẽ dẫn đến hao phí về tiền và thời gian của doanh nghiệp, tạo tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động. Vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ càng, phân tích và lựa chọn phương án bố trí hợp lý ngay từ ban đầu.
Nguyên tắc bố trí thiết bị trong phân xưởng
Việc bố trí thiết bị trong phân xưởng có liên quan đến nhiều vấn đề:
- Công nghệ
- Thao tác vận hành, sửa chữa
- Thông gió, ánh sáng tự nhiên
- Mỹ quan: sắp xếp gọn gàng, màu sắc hài hoà, thông thoáng
Các máy móc, thiết bị phải được xếp đặt một cách liên tục theo đúng qui trình công nghệ. Máy này nối tiếp máy kia một cách hợp lý, đường đi không được cắt nhau hoặc bố trí theo đường xoắn ốc. Các dây chuyền phức tạp, dài có thể bố trí theo đường zích – zắc, dây chuyền đơn giản thì bố trí theo đường thẳng.
– Tuỳ thuộc vào nguyên liệu, dây chuyền có thể bố trí trên một tầng hoặc nhiều tầng.
– Tìm cách giảm thiểu các loại thiết bị vận chuyển : gàu tải, vít tải, băng tải, bơm. → Giảm khoảng cách giữa các máy giúp rút ngắn thời gian, chu trình sản xuất.
– Đảm bảo khoảng cách giữa các thiết bị với thiết bị, giữa thiết bị với tường, để dễ thao tác, dễ sửa chữa và thay thế.
– Các thiết bị có cùng chức năng thường đặt thành một cụm (rây, sàng, …)
– Tất cả các thiết bị phải có hệ thống nối đất để tránh tình trạng tích điện trên thiết bị.
– Các cầu thang phải có tay vịn, các nhà nhiều tầng ở phía ngoài phải có cầu thang thoát hiểm.
– Các bộ phận chuyển động của các máy, thiết bị phải có tấm che.
– Những máy, thiết bị có trọng lượng lớn, rung động mạnh ở tầng dưới, máy nhẹ đặt ở tầng trên, máy cao cần đặt ở giữa, thấp đặt gần cửa → Lợi dụng thông gió và ánh sáng tự nhiên.
– Những thiết bị nóng, thoát nhiều bụi, chất độc hại phải có tường ngăn cách hoặc thông thoáng tốt.
– Những thiết bị áp lực phải có áp kế và van an toàn.
– Các thiết bị có cửa quan sát hoặc kính quan sát (thiết bị cô đặc, nấu) thì phải xếp kính quan sát quay ra ngoài.
– Hệ thống điều khiển, cần gạt, tay gạt phải bố trí ngang tầm tay công nhân (0.8 – 1.2m).
– Phải chừa khoảng cách hợp lý giữa các thiết bị, lối đi dọc, đi ngang, lối đi gần tường để công nhân hoạt động thuận lợi, tránh tai nạn, dễ thay thế thiết bị.
– Các dây chuyền thiết bị thường được bố trí song song với nhau để đảm bảo an toàn và có đủ chỗ cho công nhân di chuyển.
– Khoảng tố cách tối thiểu giữa hai thiết bị lớn nhất là 1.8m, an toàn nhất là 3 – 4 m. Khoảng cách trống giữa hai dãy máy phải trên 1,8 m; trường hợp cần xe qua lại thì khoảng cách này phải trên 3 m. Ở những vị trí cần thiết có thể chừa lối đi lại khoảng 0,8 m đến 1 m.
– Những thiết bị đặt sâu xuống ñất như thùng chứa, nồi thanh trùng … phải có nắp đậy kín hoặc có thành cao so với nền nhà là 0,8 m.
– Các dây chuyền phải đặt cách tường tối thiểu 1.6m
– Thiết bị đầu vào phải cách tường 2 – 3m.
Trên đây là những nguyên tắc chung để bố trí thiết bị trong nhà máy. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy trình sản xuất, mặt bằng phân xưởng và thực tế thi công mới có thể xác định chính xác vị trí từng thiết bị trong phân xưởng.