Cây trôm là loại cây đa mục đích,có giá trị kinh tế cao, rất phù hợp trên vùng đất đồi, núi đất khô hạn. Theo các nhà khoa học cây trôm có tên gọi Bastardpoom,Piari, tên khoa học Sterculia Foetida L, họ Sterculiaceae. Cây đặc tính ưa sáng,ẩm đặc biệt thích hợp với vùng có chế độ khí hậu khô hạn như Bình Thuận, Ninh Thuận. Nhiệt độ trung bình nằm từ 24°C đến 33°C.

Gỗ trôm có thể dùng làm bao bì, bột giấy, ván dăm, ván sợi. Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ. Đây là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Hiện nay nhiều nông dân ở Miền Nam đã bắt đầu trồng trôm trên đất vườn. Kết quả được các chuyên gia kinh tế đánh giá hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây khác hiện nay đang trồng và phát triển trên diện tích rộng nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đồng thời mang lại thu nhập cao cho người dân.

Về loài cây trôm là loài cây dễ trồng. Khi cây còn nhỏ người trồng tăng cường tưới phân cho cây khỏe, vài ngày tưới nước một lần. Khi cây có tán lá thì không cần tưới nước thường xuyên nữa.

Sau khi trồng ở vùng đất tốt và chăm bón kỹ khoảng 3-4 năm thì cây trôm bắt đầu cho mủ, muốn lấy mủ trắng không bị vàng, trước khi lấy người trồng phải vệ sinh sạch sẽ thân cây, cũng như sân vườn.

Kỹ thuật trồng trôm:

Cây trôm được chăm sóc từ vườn ươm đưa ra trồng cây thân thẳng, không cong vẹo, 2 ngọn cây cao từ 30-50cm.

Cách trồng cự ly hàng cách hàng 4x4m hoặc 3x3m hoặc 2,5x3m tùy vào vùng đất ta trồng cho thích hợp, hố quy cách thông thường cuốc hố sâu từ 40-60cm trồng giống như các cây thông thường khác, nếu đất xấu nên bón lót phân lân hoặc phân vi sinh, phân chuồng hôi càng tốt.

Kỹ thuật chăm sóc:

Làm cỏ sạch giữa 2 hàng cây, cây mới trồng phải tưới nước hoặc trồng đón mưa để cây khỏi bị chết nắng, 1 năm bón phân 2 lượt phân lân hoặc NPK, khi cây khép tán phải dọn sạch gốc cây.

Đặc tính cây trôm sống được trên các vùng đất núi khô cằn, nắng hạn, riêng trên đất khô cằn nắng hạn thì trôm trồng khoảng 5-7năm tuổi bắt đầu khai thác, thời điểm lấy mủ trôm tốt nhất vào mùa nắng. Cây trôm lớn cho lượng mủ nhiều hơn, bình quân 1 cây cho khoảng 1 – 1,5kg/cây.

Kỹ thuật khai thác:

Mủ trôm khai thác bằng cách ”đục” vào vỏ cây nhiều lỗ vuông hoặc tròn ở các vị trí khác nhau (mỗi lỗ khoảng 2x2cm) sâu đến tận lớp gỗ trong thân cây, nhiều lỗ hay ít tùy theo thân cây to hay nhỏ. Sau đó, từ các lỗ bị đục tiết ra nhựa (mủ), quy trình lấy mủ quay vòng từ 2-3 ngày, thời gian hết lấy mủ từ 10-15 lần sau khi các lỗ tiết nhựa từ thân cây tự lành trở lại. Người ta tiếp tục ”đục” các lỗ khác để lấy mủ. Sau đó đục vỏ thân đụng tới gỗ để mủ trôm tiết ra. Mủ trôm tiết ra đông thành từng cục nhỏ tựu bám vào vỏ cây trên, miệng lỗ đục. Lỗ đục so le quanh thân cây. Sau khi lấy mủ chỉ cần phơi mủ trôm dưới ánh nắng gắt trong thời gian 1-2 ngày là có thể đem bán.

[fusion_builder_container hundred_percent=”yes” overflow=”visible”][fusion_builder_row][fusion_builder_column type=”1_1″ background_position=”left top” background_color=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” spacing=”yes” background_image=”” background_repeat=”no-repeat” padding=”” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” class=”” id=”” animation_type=”” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”no” center_content=”no” min_height=”none”]

Mủ trôm khai thác bằng cách ”đục” vào vỏ cây nhiều lỗ vuông hoặc tròn

Lưu ý: Nếu khai thác mùa mưa mủ trôm phải lấy liên tục trong ngày không được để mủ díNh nước mưa vì trong nước mưa có axit nên mủ sẽ bị vàng và nở mủ sẽ hư. Giá trị kinh tế của cây trôm là mủ trôm có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc, mau lành vết thương… đây là loại nguyên liệu quan trọng dùng trong công nghiệp chế biến nước giải khát.

Ngoài giá trị lấy mủ trôm còn là loại cây thân gỗ to, khoảng 20 năm thì cho khai thác, gỗ không bị mối mọt, có thể dùng làm bao bì, làm bột giấy, ván dăm, ván sợi gỗ.

Cách chế biến:

Khi lấy mủ trôm từ thân cây vào thì phải phân loại ngay: Mủ trắng là mủ loại 1. Mủ vàng là mủ loại 2,3 để dễ bán.

Mủ trôm sau khi khai thác mủ có mủ thì tư thương tự tìm đến mua, vì hiện nay mủ trôm rất chuộng trên thị trường, các nhà máy chế biến nước giải khát, nhà thuốc tân dược, các công ti chế biến kem dưỡng da, nhà máy nước yến, đều thu mua trôm để chế biến.[/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]

Facebook
Twitter
LinkedIn