Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành và có hiệu lực ngay vào ngày 02/02/2018, đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ và táo bạo của cơ quan chức năng về ngành thực phẩm Việt Nam. Điểm nổi bật của Nghị định chính là chia làm 2 nhóm sản phẩm: tự công bố chất lượng sản phẩm và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Hơn 90% sản phẩm thực phẩm được tự công bố chất lượng, cho thấy tầm quan trọng của nhóm thực phẩm này. Với tinh thần cắt giảm  thủ tục hành chính phức tạp, tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho doanh nghiệp. Nghị định 15/2018/NĐ-CP hiện đang được xem là một cuộc cách mạng lớn sau 6 năm áp dụng nghị định 38/2012/NĐ-CP có nhiều thiết sót.

Mặc dù, có nhiều lợi thế cho doanh nghiệp khi được quyền tự công bố chất lượng sản phẩm. Nhưng nghị định mới ban hành và có hiệu lực ngay, không khó tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện.

Vì vậy, để san sẻ những khó khăn cho doanh nghiệp, IFOOD đề xuất dịch vụ tự công bố chất lượng sản phẩm chuyên nghiệp uy tín như sau:

I. HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐCHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM:

– Bản tự công bố sản phẩm Mẫu số 1 NGHỊ ĐỊNH 15/2018NĐ-CP
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm.
– Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) chỉ định.
– Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của sản phẩm đó;
– Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

1. Nhóm tự công bố do cơ quan chức năng địa phương quản lý:
– Thực phẩm thường sản xuất trong nước
– Thực phẩm thường nhập khẩu
– Thực phẩm dinh dưỡng
– Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

2. Nhóm đăng ký bản công bố sản phẩm:

Cục ATTP – Bộ Y Tế phụ trách:

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
– Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Cơ quan chức năng địa phương quản lý:

– Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt

– Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi

III. IFOOD TƯ VẤN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Hiểu được hầu hết các doanh nghiệp đều bỡ ngỡ , không biết thực hiện sao cho hợp lệ và tiện vận dụng hồ sơ tự công bố cho tương lai . Và theo Nghị định này mức phạt của cơ quan nhà nước sẽ nặng hơn rất nhiều so với trước đây.
Chính vì vậy, IFOOD đề xuất Quý doanh nghiệp tìm tới dịch vụ tư vấn tự công bố chất lượng sản phẩm uy tín mà chúng tôi đã thực hiện cho nhiều đối tác lớn.

IV. QUY TRÌNH TƯ VẤN TỰ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

  • Tiếp nhận thông tin khách hàng.
  • Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp
  • Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho phù hợp với quy định hiện hành.
  • Xây dựng hồ sơ tự công bố gửi đến doanh nghiệp ký tên đóng dấu. Xây dựng và tối ưu hồ sơ tự công bố để không chỉ để hoàn thiện thủ tục mà còn thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sau này (tối ưu cho xuất-trong nước sản phẩm) tránh các rủi ro không đáng có.
  • Nộp hồ sơ lên Sở y tế địa phương. Thông báo cho doanh nghiệp khi thông báo trên trang thông tin điện tử của Cục an toàn thực phẩm.

IFOOD sẵn sàng tiếp nhận mọi thắc mắc của Qúy doanh nghiệp về tự công bố chất lượng sản phẩm và công bố sản phẩm. Xin vui lòng liên hệ:

Facebook
Twitter
LinkedIn