CIDER VIỆT NAM MỞ RA BƯỚC NGOẶC LỚN CÙNG IFOOD
Theo Euromonitor năm 2016, thị trường tiêu thụ bia/người đạt tầm 40,6 lít đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia lớn nhất ở Đông Nam Á. Chính những con số khổng lồ này đã mang không ít hệ lụy về tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, ngộ độc rượu bia,…Thế nhưng nhu cầu bia các cuộc vui vẫn chưa hề giảm bớt sau 2 năm sau đó. Vì vậy, giải pháp tuyệt vời đó là tìm một loại thức uống mới vừa mang tính giải trí như bia vừa tốt sức khỏe chính là Cider. Vậy cider là gì ? Nó là rượu hay bia ? Nó tốt sức khỏe ra sao ? Uống có nhiều có say không ?,… là một số câu hỏi mà các khách hàng hỏi IFOOD chúng tôi.
Cider là gì ?
Cider cũng chính là rượu và được sản xuất bằng phương pháp lên men từ trái cây tươi (thường là táo), đây vẫn hay được gọi vui là “rượu dành cho những người hảo ngọt”. Cider được bắt nguồn từ nước Anh năm 55 Trước Công Nguyên. Ngày nay, ngoài táo, người ta còn làm ra Cider từ khác nguyên liệu khác như lê, mật ong, trái mâm xôi…
Cider làm từ táo được nhiều người ưu chuộng hơn cả
Rượu Cider không dễ say như các loại khác (thường có độ cồn dưới 8,5%) có vị chua chua, ngọt ngọt, rất dễ uống, nhất là khi dùng với đá thì đem đến cảm giác rất tuyệt vời… Một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới về Cider như Strongbow, Magners, Bruntys…
Ngoài việc uống trực tiếp với đá thì, cider còn được dùng để pha chế biến thành nhiều loại cooktail khác cực hấp dẫn. Các sản phẩm này phổ biến ở các quán bar cho tới các nhà hàng sang trọng tại Việt Nam.
Phân loại Cider
Phân loại theo nồng độ cồn
- Kefia (kefir): sữa lên men, có nồng độ nhiều nhất là 3%
- Bia: 1 – 12%, thường ở vào khoảng 5%
- Rượu vang (vin): 7 – 14% thường vào khoảng 12%
- Rượu mùi (en:Liqueur): khoảng 15 – 75%, thông thường dưới 30%
- Rượu mạnh: thường vào khoảng 30 – 55%
Theo nguyên liệu và số năm
- Rượu nho
- Rượu ngũ cốc
- Rượu hoa quả
Tại sao giới trẻ lại yêu thích cider nhiều như vậy ?
Cider có sức hút mãnh liệt với giới trẻ do 3 yếu tố chính: ít say khi uống nhiều cider, không đơn điệu như các thức uống trái cây khác và thiết kế vỏ chai cũng rất sang trọng. Bởi thế, nó có sức quyến rũ lớn với các bạn gái. Họ rất mê mẩn thức uống này.
Chị Thảo (25 tuổi, TP Hồ Chí Minh) chia sẻ lần đầu uống Cider: “ Cider có chai rất sang trong, màu sắc cuốn hút cho đến cái cảm giác khi nhấp môi chạm vào những bọt khí lăn tăn tươi mát trên miệng cốc. Vị cồn của nó không hề xộc thẳng lên mũi mà dâng từ từ, cùng hương thơm nồng nàn, cảm giác vừa đã khát vừa lâng lâng với một sự sảng khoái trào dâng. Tôi rất yêu thích cider. Tuy nhiên ở Việt Nam có ít hãng sản xuất về sản phẩm này để tôi lựa chọn. Hy vọng tương lai sẽ có nhiều công ty Việt Nam sản xuất sản phẩm này không thua kém gì các công ty nước ngoài nhé.”
Một số thương hiệu Cider đang có mặt tại thị trường Việt Nam hiện nay
Tại thị trường rượu bia Việt Nam trong những năm gần đây đang xôn xao bởi một loại thức uống khác biệt chính là Cider. Tham khảo thực tế thị trường có các nhãn hàng là Strong Bow, Magners, Chatel và một số nhãn hàng xách tay khác. Trong số đó mạnh hơn tất cả là Strong Bow cùng 4 hương vị đầy ấn tượng:
Sản phẩm Strongbow đang có mặt trên thị trường
– Gold – (Nguyên bản): Vị táo nguyên bản, rất sảng khoái với độ ngọt dịu và hậu vị sang trọng kéo dài.
– Honey – (Mật ong): Vị táo cùng sự hòa quyện tinh tế của mật ong mang đến hậu vị ngọt dịu và ấn tượng.
– Red Berries – (Dâu đỏ): Sự kết hợp tinh tế giữa hương quả lựu, mâm xôi, quả lý và dâu tây, tạo nên loại Cider có vị ngọt của dâu đỏ hòa quyện với vị chua thanh từ táo.
– Elderflowers – (Hoa Elders) – Hương thơm dịu nhẹ và mùi vị mới mẻ của hoa Elders kết hợp cùng vị chát nhẹ đặc trưng của táo, tạo cảm giác đầy sảng khoái và tươi mới.
Mặc dù sản phẩm đang được giới bạn trẻ yêu thích, xong vẫn không tránh khỏi những thách thức lớn khi đứng giữa thị trường rượu và đồ nước ngọt, cộng với chưa tạo được bước đột phá khi người tiêu dùng đòi hỏi sự khác lạ trải nghiệm thú vị của một sản phẩm giao thoa giữa rượu và trái cây.
Làm sao có thể làm được những cảm giác bức phá giới hạn về một thức uống mang tên Cider tại thị trường Việt Nam do chính người Việt thực hiện là câu hỏi lớn thách thức các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm.